Đà Nẵng: Kết nối quỹ đầu tư cho dự án khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 13/09/2024
Nghị quyết 136 của Quốc hội đang mở ra những cơ hội mới cho Đà Nẵng phát triển, trong đó có lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Đà Nẵng không chỉ tận dụng tối đa các cơ chế chính sách đặc thù, mà còn linh hoạt các giải pháp và có cách tiếp cận phù hợp thực tiễn. Đà Nẵng: Kết nối quỹ đầu tư cho dự án khởi nghiệp sáng tạo Gọi vốn cho các start-up là một trong những mối quan tâm lớn của mỗi start-up cũng như cơ quan chức năng trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay, các nguồn vốn phổ biến mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận là: Các khoản hỗ trợ từ Nhà nước; nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài; nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước; quỹ thành lập trong tập đoàn, doanh nghiệp; thông qua các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh; nhà đầu tư thiên thần và nguồn vốn vay. Nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, việc tiếp cận các quỹ đầu tư của các start-up còn nhiều hạn chế. Theo thống kê, của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cả nước có khoảng 3.800 start-up, nhưng mới có 11 start-up được định giá hơn 100 triệu USD và 3 start-up được định giá hơn 1 tỷ USD. Vẫn còn nhiều rào cản trong rót vốn, rút vốn của nhà đầu tư, khiến thị trường vốn cho khởi nghiệp sáng tạo chưa phát triển như kỳ vọng. Trên thực tế, có đến 90% startup thất bại khi gọi vốn. Nhiều startup chưa nắm bắt được khẩu vị của nhà đầu tư Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, thông qua các chương trình hỗ trợ và các chương trình ươm tạo, tăng tốc của các vườn ươm, Đà Nẵng đã phát triển được 172 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thành lập được 72 doanh nghiệp. Trong đó, 1 số doanh nghiệp gọi được vốn hàng triệu USD như Công ty Datbike, Selly, Hekate, EM and AI …. Tuy nhiên, số dự án được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất ít. Do vậy, thành phố đang và sẽ tăng cường các hoạt động kết nối start-up với các quỹ đầu tư. Trong Nghị quyết 136 của Quốc hội dành cho Đà Nẵng có 4 nhóm cơ chế chính sách về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, liên quan đến miễn thuế, hỗ trợ phát triển các dự án khởi nghiệp, sử dụng các tài sản kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ để hỗ trợ cho các tổ chức ươm tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp… Để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Đà Nẵng cần tận dụng tối đa các cơ chế chính sách này và linh hoạt các giải pháp, huy động các nguồn lực, xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo./. Phước Hiền, Phương Huy

Đà Nẵng: Kết nối quỹ đầu tư cho dự án khởi nghiệp sáng tạo

Gọi vốn cho các start-up là một trong những mối quan tâm lớn của mỗi start-up cũng như cơ quan chức năng trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay, các nguồn vốn phổ biến mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận là: Các khoản hỗ trợ từ Nhà nước; nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài; nguồn vốn đầu tư từ nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước; quỹ thành lập trong tập đoàn, doanh nghiệp; thông qua các cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh; nhà đầu tư thiên thần và nguồn vốn vay. Nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, việc tiếp cận các quỹ đầu tư của các start-up còn nhiều hạn chế.

Theo thống kê, của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cả nước có khoảng 3.800 start-up, nhưng mới có 11 start-up được định giá hơn 100 triệu USD và 3 start-up được định giá hơn 1 tỷ USD. Vẫn còn nhiều rào cản trong rót vốn, rút vốn của nhà đầu tư, khiến thị trường vốn cho khởi nghiệp sáng tạo chưa phát triển như kỳ vọng. Trên thực tế, có đến 90% startup thất bại khi gọi vốn. Nhiều startup chưa nắm bắt được khẩu vị của nhà đầu tư

Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, thông qua các chương trình hỗ trợ và các chương trình ươm tạo, tăng tốc của các vườn ươm, Đà Nẵng đã phát triển được 172 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thành lập được 72 doanh nghiệp. Trong đó, 1 số doanh nghiệp gọi được vốn hàng triệu USD như Công ty Datbike, Selly, Hekate, EM and AI ….

Tuy nhiên, số dự án được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất ít. Do vậy, thành phố đang và sẽ tăng cường các hoạt động kết nối start-up với các quỹ đầu tư.

Trong Nghị quyết 136 của Quốc hội dành cho Đà Nẵng có 4 nhóm cơ chế chính sách về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, liên quan đến miễn thuế, hỗ trợ phát triển các dự án khởi nghiệp, sử dụng các tài sản kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ để hỗ trợ cho các tổ chức ươm tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp… Để đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Đà Nẵng cần tận dụng tối đa các cơ chế chính sách này và linh hoạt các giải pháp, huy động các nguồn lực, xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo./.

Phước Hiền, Phương Huy      

Tin liên quan

Trang 1 / 663 - 6624 dòngFirstPrevNextLast v
Trang 1 / 663 - 6624 dòngFirstPrevNextLast v
Chung nhan Tin Nhiem Mang