“Cha, mẹ” của học sinh khuyết tật
Ngày đăng: 06/04/2025
Những năm qua, mỗi cán bộ, giáo viên của Trường Chuyên biệt Tương lai Đà Nẵng đều nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Từ đó, các thầy, cô giáo kiên nhẫn hơn, tận tụy hơn để hoàn thành nhiệm vụ, giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.


Mỗi giáo viên đều là "cha, mẹ" của các em học sinh khuyết tật

Đến với lớp học Toán của cô giáo Nguyễn Thị Hoài Thu, trường Chuyên biệt Tương lai, hẳn ai cũng cảm động trước hình ảnh người giáo viên lặp đi lặp lại từng cử chỉ, từng lời giảng chậm rãi, cụ thể, kiên trì hướng dẫn các em học sinh khiếm thính đọc từng con số….

Gắn bó với công tác giảng dạy học sinh khuyết tật đến nay đã 15 năm, cô Thu nói chuyện chủ yếu bằng ngôn ngữ ký hiệu với trẻ, không chỉ tay nói, mà miệng, mắt nói. Ngôn ngữ hình thể của cô trong một lớp dạy học sinh khiếm thính luôn được sử dụng tối đa, thái độ niềm nở, ân cần cũng luôn được thể hiện ra ngoài để trẻ cảm nhận được.

Đối với thầy Lê Quang Hải dạy môn âm nhạc, vì ở lớp có những em thiểu năng trí tuệ nên bắt các em theo ý thầy rất khó, do vậy, chính thầy phải thay đổi để thích nghi với tính cách của các em học sinh. Đặc biệt trong phương pháp dạy học, thầy Hải luôn sáng tạo những cách làm mới, phù hợp với sở thích của từng em. Thầy chỉ mong các em có nhiều niềm vui và tiếp thu kiến thức của thầy để chuẩn bị hành trang vào đời một cách đầy đủ nhất.

Công việc này khiến nhiều người ái ngại, bởi dạy trẻ em đã khó, dạy trẻ em khuyết tật khó gấp bội,… mỗi em là một hoàn cảnh, mỗi câu chuyện khác nhau…. Nhưng với thầy Hải, cô Thu cũng như những giáo viên dạy trẻ khuyết tật thì đó là niềm vui, là một phần trong cuộc sống. Các thầy cô vẫn luôn nỗ lực từng ngày đưa những em nhỏ khuyết tật hòa mình với cộng đồng, trở thành những người có ích với xã hội./.

Lan Hương, Tấn Yên

Tin liên quan

Trang 1 / 396 - 3960 dòngFirstPrevNextLast v
Trang 1 / 396 - 3960 dòngFirstPrevNextLast v
Chung nhan Tin Nhiem Mang