Việt Nam phải sẵn sàng cho làn sóng bùng phát thứ 2 của Covid-19
Ngày đăng: 07/04/2020
Chiều 6/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục bàn các giải pháp thúc đẩy thực hiện Chỉ thị số 16 và giải quyết một số kiến nghị của các ngành liên quan nâng cao kết quả phòng, chống dịch bệnh. Trong cuộc họp này, Thủ tướng yêu cầu phải phải sẵn sàng cho làn sóng bùng phát dịch lần thứ 2.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thời gian qua, nhờ cả nước đồng lòng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg, công tác chống dịch đạt một số kết quả tích cực, do đó cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Chỉ thị này. Yêu cầu các lực lượng không được chủ quan, lơ là, dịch Covid-19 đã tái nhiễm ở một số nơi trên thế giới. Những ngày gần đây, số ca nhiễm mới đã ít hơn, số ca điều trị khỏi ngày càng nhiều hơn. Đó là thành quả to lớn của các lực lượng nơi tuyến đầu chống dich. Trong thời gian qua, cả nước không chỉ căng mình chống dịch mà mọi người đều quan tâm đến nhau, chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn, làm lan tỏa tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Nhấn mạnh đến yêu cầu không được chủ quan, lơ là "say sưa với chiến thắng bước đầu", Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh vẫn trong giai đoạn nguy hiểm và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Chiến lược chống dịch của Việt Nam là phải "khóa chặt từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong". Thủ tướng nhắc lại, phải thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội, không để dịch lây lan trong cộng đồng; nếu làm tốt việc này thì sẽ không có đỉnh dịch ở Việt Nam.

Về vấn đề máy thở, Chính phủ sẽ có một chương trình sản xuất máy thở; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực này. 

Về công tác tuyên truyền, Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan báo chí cần phản ảnh đầy đủ, toàn bộ cuộc sống và công tác phòng, chống dịch để bảo vệ người dân.

Thủ tướng cũng chỉ đạo tăng cường hợp tác toàn cầu về phòng, chống dịch; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ, hợp tác về kinh tế. Việt Nam có thể xuất khẩu gạo có kiểm soát, xuất khẩu khẩu trang và phần mềm liên quan cho các nước có nhu cầu. Thủ tướng cũng đề nghị tạo điều kiện cho người Việt Nam, nhất là các nhóm yếu thế như trẻ em vị thành niên, người đi chữa bệnh nặng bị kẹt ở nước ngoài về nước. Dịch Covid-19 đang gây ra những thiệt hại nặng nề, nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội để thay đổi. Đặc biệt là với các ngành, các dịch vụ mới, Chính phủ số, kinh tế số; sản xuất, xuất khẩu hàng hóa y tế dự phòng với các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ. Việt Nam cần chủ động các giải pháp toàn diện về phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn trong phòng dịch.

TTXVN

Tin liên quan

Trang 1 / 1394 - 13934 dòngFirstPrevNextLast v
Trang 1 / 1394 - 13934 dòngFirstPrevNextLast v